Đến tháng thứ 16, kỹ năng tay của trẻ đã tương đối thuần thục nhất là kỹ năng cần nắm. Bé đã biết di chuyển các đồ vật từ nơi này đến nơi khác mà không phải bằng han động ném nữa. Bé đã có thể đi được một mình, vừa đi vừa kéo đồ chơi theo sau.
Đến tháng thứ 16, kỹ năng tay của trẻ đã tương đối thuần thục nhất là kỹ năng cầm nắm. Bé đã biết di chuyển các đồ vật từ nơi này đến nơi khác mà không phải bằng hành động ném nữa.
Một số trẻ đã có thể chạy được, tuy nhiên chạy chỉ nhanh hơn đi được một chút. Trẻ rất muốn được giúp đỡ bố mẹ, do đó mẹ hãy nhờ bé làm nhiều việc nhẹ nhàng như đưa khăn giấy cho mẹ, lấy chìa khóa ở trên bàn…Trẻ chắc chắn sẽ rất vui vẻ làm giúp vì khi đó trẻ thấy mình có ích.
Bạn chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi đá một quả bóng về phía trẻ và thấy trẻ phản hồi lại bằng cách chuyền bóng lại cho bạn đấy. Mặc dù vậy quả bóng có thể chỉ đi được một quãng đường và không đến được đích mà trẻ muốn.
Khả năng cảm xúc của trẻ cũng tương đối hoàn thiện. Lúc này trẻ đã biết cười, vỗ tay khi thấy thích thú, khóc và hờn dỗi khi trẻ không thích thứ gì đó, tỏ ra vui mừng khi gặp người quen, sợ sệt khi gặp người lạ, thỉnh thoảng bướng bỉnh không nghe lời…
Bắt chước người khác, đặc biệt là trẻ cùng lứa tuổi khiến trẻ cảm thấy thích thú hơn và giúp trẻ học được nhiều kinh nghiệm hơn khi vui chơi cũng như tiếp nhận cái mới.
Cả căn nhà nhỏ của bạn lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, những tiếng bi bô đáng yêu của trẻ. Mặc dù phát âm của trẻ còn chưa chuẩn, thường ngọng hoặc mất phụ âm đầu nhưng bạn có thể nghe rõ khi trẻ nói mama, papa, hoa, vâng, dạ , không …
Ngoài việc duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết và bú sữa mẹ hoặc sữa bột mỗi ngày, mẹ nên lưu ý cho trẻ tập ăn đặc và thô hơn để cho trẻ tập nhai mặc dù hiện tại trẻ chưa mọc đủ răng. Vì nếu không tập luyện khi đã mọc đủ răng trẻ vẫn khó ăn và nhai thức ăn hơn những trẻ khác.
Dù trẻ còn gây lộn xộn trên bàn ăn, nhưng mốc tuổi này cũng là cơ hội tuyệt vời để cho trẻ ăn cùng gia đình. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng sử dụng thìa cũng như biết tự xúc ăn.
Việt Nam là một nước nhiệt đới nóng ẩm, khí hậu thay đổi thất thường. Điều này chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc một số bệnh trong những ngày giao mùa đặc biệt là bệnh chảy mũi kéo dài.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn và cả virus và thường xuất hiện khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh. Biểu hiện của bệnh là trẻ hay bị chảy nước mũi, nước mũi trong.
Bệnh nếu để lâu ngày dễ sinh viêm tai giữa khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú, chán ăn, có thể bị sốt, kèm hoặc không kèm theo viêm hô hấp trên, đau tai, màng nhĩ viêm đỏ…
Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần chữa dứt điểm các bệnh đường hô hấp, tránh để vi trùng, vi khuẩn lây lan lên tai. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào khác lạ cần đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế. Ngoài ra cần cải thiện môi trường sống của trẻ đặc biệt là vệ sinh thân thể và ăn uống.
Do tính tự lập ở trẻ thời gian này rất cao, trẻ không muốn bạn quá quan tâm và thường xuyên giúp đỡ trẻ. Điều này khiến trẻ bực tức. Nếu vậy thay vào việc giám sát bé cả ngày sao bạn không thử giúp trẻ tự lập hơn bằng cách sai trẻ giúp một số công việc lặt vặt như cởi giày và cởi tất của bé.
Mặc dù chưa biết đọc nhưng trẻ rất thích sách và đặc biệt hào hứng nếu bạn đọc cho bé nghe ngay từ khi rất nhỏ đặc biệt là những cuốn truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Chia sẻ những câu chuyện cùng với nhau là một cách tạo sự gắn bó giữa mẹ con, giúp trẻ học thêm được nhiều từ.
Hãy để con bạn chọn sách – ngay cả cuốn mà bạn đã đọc rất nhiều lần. Trong lúc đọc cho bé nghe, bạn có thể chỉ cho trẻ tên thú vật, đồ vật và màu sắc. Đây cũng là cách để giúp trẻ ghi nhớ.