Biết đi chính là một tiền đề để trẻ có thể tự mình khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy đây cũng là thời gian các bậc cha mẹ cần thêm thận trọng trước mỗi hành động của trẻ.
Trẻ 19 tháng tuổi vẫn kế thừa và phát huy quá trình sinh trưởng và phát triển của các tháng trước. Ở tuần này khả năng phát triển về thể chất đã có thêm nhiều tiến triển.
Cha mẹ sẽ mệt phờ vì suốt ngày phải chạy theo những trò chơi, sự hiểu động của trẻ. Trẻ đã có thể chạy khá nhanh. Nhưng do trẻ mới biết đi nên sẽ chưa thể tự cân bằng và phản ứng tốt với các tình huống như các trẻ lớn. Vì vậy đây cũng là thời gian các bậc cha mẹ cần thêm thận trọng trước mỗi hành động của trẻ.
Đến giai đoạn này trẻ thường cảm thấy sợ hãi khi nghĩ tới một con quái vật nào đó, những tiếng động lớn không nguồn gốc, tiếng sấm, … Đây là phản ứng bản năng của trẻ hoặc cũng có thể là do cha mẹ hù dọa.
Trẻ chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh và còn rất nhiều điều mới lạ, không thể đoán trước, ngoài ra trí tưởng tượng của trẻ khá sống động và kỹ năng lập luận còn đang phát triển cũng góp phần vào nỗi sợ đôi khi bất hợp lý của trẻ.
Sự ham muốn được khám phá thế giới khiến trẻ có thể liên tục đặt ra nhiều câu hỏi khiến bạn bực mình như “con gì đây?”, “cái gì đây?”, “tại sao?”,…
Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có thể hiểu trẻ nhưng bạn có thể lắng nghe, nhìn vào mắt trẻ và đáp lại ở mức tốt nhất bạn có thể. Điều này sẽ truyền tải đến trẻ thông điệp rằng những gì trẻ nói là quan trọng và sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục nói chuyện.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ nên tuân theo những quy chuẩn của tháp dinh dưỡng để giúp trẻ có đủ năng lượng và dưỡng chất để phát triển toàn diện về cả trí não lẫn cơ thể. Ngoài ra để trẻ luôn đủ vitamin có thể cho trẻ ăn uống cân bằng, đa dạng để trẻ luôn đủ vitamin hoặc bổ sung vitamin cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn lo lắng về sự lười, kén ăn của trẻ, bạn nên ghi nhật ký dinh dưỡng mỗi ngày. Sau đó, trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để bác sĩ giúp kiểm tra xem chế độ ăn uống của trẻ giai đoạn này có hợp lý chưa. Nếu bạn e ngại chuyện bổ sung vitamin cho con thì bạn nên chú trọng nhiều hơn tới dinh dưỡng.
Do giai đoạn này trẻ đã mọc răng hàm để nhai, nên bạn có thể tập cho trẻ ăn cơm nát là rất đúng, nhưng bạn chú ý là nấu cơm cho thật mềm, đừng để cơm cứng quá, thức ăn cũng nên bằm mịn và nấu mềm giúp cho trẻ dễ tiêu hóa, sẽ không bị đầy bụng, no hơi.
Ăn cháo nhiều khiến trẻ bị chán, ngán do đó bạn có thể thay đổi khẩu vị với bún, mì, phở, súp…để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Trẻ trong độ tuổi này thường mắc các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa như lị cấp tính do trẻ đang tập làm quen để tiếp xúc với các loại thức ăn mới. Vì vậy nếu người nhà phát hiện thấy những biểu hiện bất thường khác như bụng trương cứng, hay trẻ than khóc vì đau bụng, hoặc có những biểu hiện của rối loạn đường tiêu hóa như nôn ói, đi tiêu lỏng, phân có máu…cần có biện pháp chữa trị hoặc đưa trẻ tới các cơ sở ý tế để được thăm khám.
Đề phòng tránh những bệnh về hệ tiêu hóa ở trẻ cần có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Mẹ nên chế biến nhiều món mới từ rau quả để trẻ thích ăn rau và giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để giúp các enzin có lợi hoạt động tốt hơn. Việc vệ sinh thân thể, răng miệng cũng như vệ sinh thực phẩm cũng cần được đặc biệt quan tâm để giúp trẻ tránh xa khỏi nguồn bệnh.
Trẻ ở tuổi này nên được cha mẹ cho dần làm quen với tính độc lập, tự xoay sở để giải quyết vẫn đề. Do đó khi trẻ đi, chạy và bị ngã, bạn không nên đỡ ngay trẻ dậy, hay tìm cách đổ lỗi như đánh chừa mặt đất, đánh chừa chiếc ghế này… hãy rèn cho trẻ cách tự đứng dậy mà không khóc nhè.
Những lần sau bạn sẽ thấy con mình nghị lực như thế nào trước những tình huống khó khăn hơn. Bạn cũng không nên đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ để tránh trẻ coi mình là trung tâm của vũ trụ, và nghĩ đòi gì cũng có.
Nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám bệnh và tiêm phòng theo đúng lịch để giúp con yêu tránh khỏi một số bệnh trong những năm đầu đời.