Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một bệnh lý do viêm, nhiễm khuẩn ở lớp nội tâm chủ yếu là ở cơ tim và các van tim. Ngoài ra bệnh cũng khiến lớp nội mạc động mạch lớn bị tổn thương. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là tổn thương loét và sùi ở các van tim.
Đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng và có khả năng dẫn đến tử vong cao. Viêm nội tâm mạc thể cấp tính phát triển rầm rộ trong khi triệu chứng của thể bán cấp kém rầm rộ hơn vì thế việc chẩn đoán cũng khó khăn hơn.
Do Việt Nam là một nước đang phát triển lại nằm trong vành đai nhiệt đới nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Đặc biệt chế độ dinh dưỡng vệ sinh không tốt nên tình trạng thấp tim cao và nguy cơ nhiễm trùng. Do đó tỷ lệ mắc viêm nội tâm mặc nhiễm khuẩn khá cao, trong đó chiếm tới 10-20% bệnh xảy ra do mắc tim bẩm sinh và 30% do thấp tim gây ra.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở trẻ có thể xảy ra do bẩm sinh mắc các bệnh van tim tự nhiên. Trường hợp này hay gặp nhất là liên cầu khuẩn viridans Streptococcus và các phân nhóm khác chiếm khoảng 60%, Staphylococcus 25%, Enterococcus và nhóm HACEK Haemophilus, Actinobacillus, Cardiobacterium, Eikenella, và Kingella chiếm khoảng 3%.
Nguyên nhân thứ hai có thể gây ra viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là do sử dụng chất ma tuý vào đường tĩnh mạch. Loại viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn này thường hay bị tổn thương van tim bên phải và hay gặp nhất là tụ cầu vàng, một vài trường hợp có thể xảy ra kèm theo nấm.
Một số bệnh nhân thay van tim nhân tạo cũng có khả năng cao mắc chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Bệnh thường phát tác trong 6 tháng đầu sau thay van và xuất hiện trước tiên là ở tụ cầu vàng, vi khuẩn Gram (-). Bên cạnh đó nấm cũng khiến cho tình trạng bệnh thêm phần nặng.
Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị các nhóm có vi khuẩn gây bệnh mọc muộn như do nấm, nhóm HACEK, Legionella, Chlamydia psittaci, Coxiella, Brucella, Bartonella... trước đó lâu ngày cũng là một trong những nguyên nhân thường dẫn tới viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó các vi khuẩn, nấm cũng là nguyên nhân khiến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn xảy ra. Loại nấm thường gặp trong bệnh lý này nhất là Candida và Aspergillus, ở bệnh nhân van tim nhân tạo, có thiết bị cơ học cài ghép trong tim, suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ma tuý đường tĩnh mạch.
Bệnh do nguyên nhân này thường rất phức tạp và có khả năng phát triển thành bệnh nặng.
Trường hợp bệnh xảy ra do vi khuẩn đặc biệt là liên cầu, thường là liên cầu nhóm D, ít nhạy cảm với Pénicilline thông thường. Sau khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, liên cầu tan huyết gây tan huyết bộ phận và liên cầu tan huyết gây ra viêm nội tâm mạc do liên cầu.
Một số trường hợp do nhiễm trùng huyết sau nạo phá thai, trường hợp này bệnh thường tiến triển nặng và khả năng tử vong cao do đề kháng kháng sinh. Ngoài ra cơ chế sinh bệnh cũng tương tự đối với các loại trực trùng Salmonella, Brucella.
Trường hợp bệnh do tổn thương nội mạc, sự cố định và sự tăng sinh nòi vi khuẩn tùy thuộc vào sức đề kháng vi khuẩn tự nhiên của huyết thanh: tính bảo vệ của bổ thể-sự hiếm có của vi khuẩn Gram (-) do sự nhạy cảm tự nhiên đối với bổ thể.
Ngoài ra sự hiện diện những kháng thể ngưng kết làm tạo nên những đám vi khuẩn, đặc tính kết dính có thể do sự tham gia của những chất slime do một số vi khuẩn tiết ra như tụ cầu vàng dẫn đến xảy ra các liên cầu khuẩn tan huyết dẫn đến bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một bệnh khá nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao do các vi khuẩn gây bệnh có khả năng kháng thuốc cao. Do đó cần sớm phát hiện và điều trị bệnh để giúp trẻ sớm phục hồi.