Phù nhau thai, nhau bong non, nhau thai bất thường là những biến chứng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nhau thai có hình dáng như một cái bánh ngọt xốp, ở thai đủ ngày tháng nhau thai có đường kính 15 -20 cm, dày 2.5 -3 cm, nặng gần 500gr, bằng khoảng 1/6 trọng lượng trẻ sơ sinh. Nhau thai gần giống với lá phổi của người lớn, mỗi bánh nhau gồm 15 -20 múi, giữa các múi là các rãnh nhỏ. Bình thường bánh nhau bám ở vị trí đáy tử cung.
Nhau thai gắn vào tử cung, đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy trong suốt thời kỳ thai ngén. Nhau thai cũng giữ vai trò bảo vệ cho thai nhi chống lại sự xâm nhập của đa số vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên virut và một số vi khuẩn có thể đi qua nhau thai.
Bên cạnh đó, nhau thai còn có chức năng sản xuất ra đủ hormone giúp bào thai phát triển.
Vì nhau thai có vai trò rất quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi nên nếu bánh nhau phát triển bình thường thì thai nhi sẽ gặp thuận lợi. Tuy nhiên có một số rắc rối từ nhau thai thường gặp mà bạn cần lưu tâm.
Phù nhau thai là một bệnh lý làm mô nhau ứ nước, tăng thể tích, trọng lượng và làm mất các chức năng của bánh nhau.
Bệnh này thường kèm theo phù dây rốn và thai nhi cũng bị phù nề, tràn dịch đa màng, dị tật, dị dạng, bất thường (bất thường về tim mạch, lồng ngực, đường tiêu hóa, hiện tượng truyền máu thai nhi ở song thai…).
Nếu siêu âm cho thấy bánh nhau dày trên 4cm thì sản phù đã bị phù bánh nhau. Đa số các trường hợp phù nề bánh nhau giai đoạn sớm đều phải chấm dứt thai kỳ. Nếu ở tam cá nguyệt thứ 3 thì bạn sẽ đuợc chỉ định mổ lấy thai sàng sớm càng tốt để tránh các biến chứng đáng tiếc.
Nhau bong non là hiện tượng nhau bám đúng chỗ nhưng bị bong trước khi sinh do có sự hình thành khối huyết tụ sau nhau, làm bong dần bánh nhau và màng nhau ra khỏi màng tử cung, cắt đứt sự trao đổi máu giữa mẹ và con.
Theo thống kê khoảng 70-100% nhau bong non gây tử vong cho thai nhi và 1-4 % gây tử vong cho mẹ nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Tỷ lệ biến chứng này khoảng 0, 6% - 1%. Vì vậy, các mẹ cần hết sức cẩn thận với biến chứng này nhé.
Là hiện tượng nhau không bám ở vị trí thông thường mà có thể vượt qua lớp niêm mạc tử cung quá sâu, bám rất chắc vào cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng cả lớp cơ tử cung, xâm lấn vào các cơ quan lân cận như bàng quang, ruột ...
Nhau cài răng lược có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ và thai nhi. Tỷ lệ nhau cài răng lược ở thai phụ thấp (khoảng 1/2500) nhưng biến chứng rất phức tạp và nguy hiểm, đặc biệt với thai phụ. Biến chứng hay gặp hơn trên thai phụ bị nhau tiền đạo và đã từng mổ đẻ trước đó.
Bánh nhau bám ở các vị trí không phải đáy tử cung như bám vào thành bên tử cung, bám thấp hoặc nhau tiền đạo.
Thai phụ thường hay bị xuất huyết bất thường trong thai kỳ và thai nhi dễ bị kém dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân. Tùy từng trường hợp mà mức độ nguy hiểm mà bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị theo diễn biến của thai kỳ.
Trên đây là những biến chứng về bánh nhau rất cần được theo dõi trong suốt thai kỳ nhằm tránh những hậu quả không đáng có. Chúc các bạn một thai kỳ khỏe mạnh.