Suy thận cấp được chia thành 3 loại chính với những biểu hiện và tính nguy hiểm khác nhau, bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới. Vì vậy, các bậc cha, mẹ cần bổ sung kiến thức để phát hiện bệnh kịp thời nhất.
Suy thận trước thận hay còn được gọi là suy thận chức năng. Trong trường hợp này thận của bệnh nhân không bị tổn thương, mà chỉ giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến giảm tưới máu ở vỏ thận và gây giảm mức lọc cầu thận.
Trẻ mắc phải chứng suy thận chức năng thường có nguy cơ giảm tuyệt đối thể tích trong lòng mạch như mất nước nhiều, trong thời gian dài, điện giải nặng. Một số trường hợp xuất hiện hội chứng shock nặng, mất máu, thoát dịch vào các khoang cơ thể hoặc gian bào.
Trẻ mắc chứng suy thận trước thận sẽ bị: Shock do nhiễm khuẩn, do phản vệ, do thuốc liệt hạch, do sử dụng thuốc giãn mạch. Nguy hiểm hơn, trẻ mắc loại bệnh này thường có hiện tượng suy tim, ứ huyết, tràn khí màng phổi có van 1 chiều, hay tắc mạch thận. Thiếu oxy gây ra hội chứng suy hô hấp; viêm phổi; hẹp động mạch chủ...
Suy thận có thể được phục hồi hoàn toàn khi lưu lượng máu qua thận được phục hồi bình thường. Nếu rối loạn trầm trọng kéo dài có thể làm thiếu máu thận rồi gây tổn thương nhu mô thận.
Suy thận cấp tại thận gây ra bởi khá nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do những tổn thương ở nhủ mô thận, mạch thận, ống thận, kẻ thận. Tất cả các bệnh viêm thận thứ phát như colagenose, viêm mao mạch dị ứng, thải ghép, các bệnh thận và bệnh lý mạch máu thận…
Loại này hình thành và phát triển sau khi bệnh nhân mắc phải một số bệnh như viêm cầu thận cấp, viêm thận-bể thận, bệnh tạo keo hoặc dị tật bẩm sinh..., Ngoài ra, hoại tử vỏ thận, huyết tán tăng urê máu, đông máu rải rác nội mạch cũng là những nguyên nhân khiến hình thành bệnh suy thận cấp tại thận.
Bệnh còn do người bệnh bị ngộ độc kim loại nặng như bismuth, thủy ngân, vàng, chì bạch kim..., các loại hóa chất, thuốc kháng sinh gây độc cho thận như aminoside, nhóm thuốc kháng viêm không đặc hiệu, 1 số thuốc cản quang đường tĩnh mạch, thuốc suy giảm miễn dịch đặc biệt là cyclosporine, thuốc huyết áp đặc biệt nhóm ức chế men chuyển (captopril), điều trị u tạo acid uric.
Nhiễm trùng do phản ứng quá mẫn của thuốc ... các bệnh lý bẩm sinh hệ thận- tiết niệu- sinh dục: thận đa nang, loạn sản thận, bất sản thận, các khối u do di căn, u Wilms, bệnh thận do acid uric do điều trị u, rối loạn điện giải kéo dài khiến tăng lượng natri, canxi trong máu cũng là nguyên nhân gây ra suy thận cấp tại thận.
Bệnh nhân mắc phải bệnh này bị tăng urê máu khiến hoại tử vỏ thận thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc viêm cầu thận cấp ở trẻ lớn. Các tổn thương chủ mô thận làm hoạt hóa các yếu tố đông máu trong thận gây hậu quả làm thuyên tắc mạch máu nhỏ trong thận.
Ngoài ra tắc nghẽn ống thận, hoại tử ống thận, ... đều có thể làm giảm mức lọc cầu thận và ứ đọng các chất thải trong thận.
Suy thận cấp sau thận hay còn được gọi là suy thận cấp gây tắc đường niệu. Loại này khá nguy hiểm do có khả năng làm rối loạn cơ quan bài tiết của cơ thể, gây ra những bất thường về sức khỏe. Bệnh hình thành và phát triển do bệnh nhân bị hẹp đoạn nối bể thận- niệu quản, sa niệu quản, van niệu đạo, u bàng quang ...
Bệnh nhân mắc phải hoặc bẩm sinh mắc chứng trào ngược bàng quang -niệu quản bẩm sinh 2 bên, bị các chấn thương; huyết khối; sỏi niệu quản hoặc sỏi niệu đạo...
Bệnh suy thận sau thận thường dẫn đến tắc niệu đạo do dị vật, tắc ống thông bàng quang, sỏi, khối máu đông, chấn thương vùng âm hộ hay tổn thương niệu đạo
Trẻ em hiếm gặp sarcoma tuyến tiền liệt, u quái( teratoma) chèn ép đường dẫn niệu, rối loạn chức năng bàng quang do bàng quang thần kinh, dùng thuốc phiện ... cũng là những nguyên nhân chính gây ra suy thận sau thận cho trẻ.
Bệnh nhân thường cảm thấy vô cùng khó chịu, bí bách. Cảm giác như muốn đi tiểu thường xuyên nhưng không thể đi được. Ngoài ra, còn cảm thấy đau rát khi đi tiểu, đi tiểu ít, số lượng ít, nước tiểu có màu khác lạ... Nếu tình trạng tắc cơ học này kéo dài sẽ gây tổn thương thận như gây thận ứ nước, thiếu máu vỏ thận dễ đưa đến hoại tử vỏ thận
Suy thận cấp là một bệnh nguy hiểm, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai giới. Ở Việt Nam, số bệnh nhân mắc suy thận cấp, chiếm từ 3-5% tổng số bệnh nhi vào điều trị bệnh thận. Trong số đó tỷ lệ tử vong do suy thận cấp là 0,5-1% so với các bệnh nhân mắc bệnh thận.