Dạy trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời là việc không hề dễ dàng đối với bất kỳ ông bố, bà mẹ nào. Điều này còn khó khăn hơn gấp bội nếu bạn là một bà mẹ đơn thân.
Bạn đừng tiếc lời khen ngợi thậm chí là những món quà nhỏ khi trẻ ngoan ngoãn và có những việc làm tốt đẹp. Sự khen ngợi của mẹ là món quà vô giá đối với trẻ. Lời khen đó còn có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần trẻ rất lớn. Khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ là cách dạy con hiệu quả và khiến trẻ cũng cảm thấy thoải mái nhất.
Đồng thời, sau những lời khen, nếu có điều gì chưa hài lòng, bạn có thể nói nhẹ nhàng để trẻ hiểu. Khen – chê đúng lúc và phù hợp, bạn sẽ dần dần giúp trẻ nhận ra những gì đúng và sai trong cuộc sống từ đó điều chỉnh hành vi của trẻ. Bạn sẽ nhận ra tác dụng tích cực của lời khen hay chê đối với trẻ.
Lắng nghe là một trong những kỹ năng mà bất kỳ bố mẹ nào cũng cần có. Hãy thật tập trung và chăm chú khi nghe con nói. Bạn hãy cố gắng hiểu những mong muốn, nguyện vọng của con được thể hiện qua lời nói. Dù trẻ có nói những điều không hợp lý hay bản thân bạn không đồng tình thì cũng đừng nên vội vàng áp đặt ý muốn của bạn lên trẻ.
Là một người mẹ đơn thân, bạn cần khiến trẻ luôn tin tưởng và có cảm giác rằng bạn sẵn sàng lắng nghe những gì trẻ nói. Có như vậy, trẻ mới mạnh dạn chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với mẹ.
Dù bạn vô cùng yêu thương con, muốn bù đắp cho con thật nhiều vì sự thiệt thòi khi không có bố ở bên cạnh thì bạn vẫn phải đặt ra những nguyên tắc riêng và yêu cầu trẻ thực hiện. Những nguyên tắc đó sẽ là ranh giới, thước đo hành vi đúng hai sai, những gì được hay không được làm,…
Mỗi bà mẹ có thể có một số nguyên tắc riêng. Nó phản ánh việc bạn muốn con mình trở thành người như thế nào trong tương lai. Tuy nhiên, cuộc sống có rất nhiều tình huống bất ngờ, nằm ngoài những nguyên tắc. Tùy từng trường hợp mà bạn cần cân nhắc và có cách ứng xử cho phù hợp.
Đây là một trong những cách hiệu quả để rèn trẻ tính kỷ luật và ngoan ngoãn. Bạn có thể nói với trẻ rằng: “Nếu con không ngoan, mẹ sẽ không mua đồ chơi mà con thích, không nấu món ăn ngon cho con,…” hoặc những điều tương tự như vậy.
Ngoài ra, bạn cần phải giữ vững lập trường và làm theo điều đã nói Tức là, nếu trẻ làm việc có lỗi thì dù có xin lỗi hoặc được ông bà, anh chị “nói đỡ” thì bạn cũng nhất quyết không mua đồ chơi hoặc bất kỳ thứ gì trẻ thích. Bạn cần tỏ ra cương quyết và không bao giờ chiều theo những đòi hỏi của bé đặc biệt nếu bé không ngoan.
Một số trẻ có thói quen xấu là khóc lóc hoặc hét thật to khi không vừa ý. Nếu mẹ ngay lập tức vỗ về hoặc cưng nựng trẻ, trẻ sẽ hiểu hành động “ăn vạ” của mình có hiệu quả buộc mẹ phải chiều theo ý muốn của mình. Từ đó, trẻ hình thành nên sự đòi hỏi buộc người khác phải làm theo ý mình và phản ứng tiêu cực như quấy, khóc, la hét nếu không được như ý.
Khi trẻ mắc lỗi hoặc có hành động quấy khóc để “ăn vạ”, bạn hãy tỏ ra không hề quan tâm. Bạn tiếp tục làm những công việc như bình thường và cũng không vì trẻ khóc mà chiều theo ý muốn của trẻ. Hãy để trẻ hiểu rằng mẹ không đồng tình với những hành động chưa ngoan đó và dù có khóc, trẻ cũng không khiến mẹ thay đổi quyết định.