Bạn nên đề ra mục tiêu tập thể dục 30 phút mỗi ngày (tất nhiên là được sự cho phép của bác sĩ). Nếu làm được như thế, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc phải một số biến chứng như tiểu đường và tiền sản giật trong suốt thời gian mang thai.
Không phải phụ nữ nào đang mang thai cũng có đủ điều kiện sức khỏe cũng như khả năng giống như Paula Radcliffe. Khi mang thai cô vẫn tham gia huấn luyện và đã giành chiến thắng trong giải chạy marathon New York sau khi cô sinh em bé được chín tháng.
Tuy nhiên, chắc chắn bạn cũng biết được một số lợi ích to lớn của việc tập thể dục trong suốt thai kỳ. Bạn nên đề ra mục tiêu tập thể dục 30 phút mỗi ngày (tất nhiên là được sự cho phép của bác sĩ). Nếu làm được như thế, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc phải một số biến chứng như mỏi cơ, tiểu đường và tiền sản giật trong suốt thời gian mang thai. Tập thể dục cũng giống với việc vận động nhẹ nhàng, do đó khả năng hồi sức chỉ mất một thời gian ngắn.
Người đoạt giải trong cuộc thi chạy Marathon New York Marathon – cô Paula Radcliffe là một minh chứng cho việc khẳng định rằng, không nhất thiết phải ngừng việc tập thể dục khi bạn mang thai.
Trên thực tế, khi xét đến các ích lợi của việc tập thể dục đều đặn trong suốt thai kì như giúp giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng tiểu đường thai kì hoặc tiền sản giật, hoạt động ngắn hơn, phục hồi nhanh hơn, duy trì sự săn chắc của các nhóm cơ, cơ thể luôn nhẹ nhàng, tinh thần thoải mái - tập thể dục là một trong những điều tốt nhất một người mẹ tương lai có thể làm cho bản thân mình.
Jill Dailey McIntosh cho lời khuyên, "Nếu bạn đang mang thai, hãy tích cực hoạt động!" . Một người mẹ đã sinh được ba người con chia sẻ phương pháp luyện tập hàng ngày như sau: phương pháp tập kết hợp giữa múa ba lê, các bài tập cơ bản, và việc kéo thẳng các cơ.
Bà cho biết "một trong những niềm an ủi lớn nhất của người mẹ là những ngày tháng được chăm sóc sau khi mang thai, thời gian này gọi là phục hồi sức khỏe sau sinh. Bạn vẫn nên tiếp tục tập luyện trong một hoặc hai tháng sau khi sinh để phục hồi sức khỏe tốt hơn. Nguyên nhân là do tập thể dục giúp xây dựng và duy trì độ bền bỉ, đàn hồi của cơ thể, hơn nữa việc này cũng đem đến cho bạn niềm vui trong khoảng thời gian này.
Bạn cũng có thể lựa chọn cho mình một phương pháp tập thể dục phù hợp với thói quen sinh hoạt, sở thích riêng. Jill kể lại "Tôi thường xuyên dạy những đứa con của tôi một số bài học cuộc sống hàng ngày bằng cách làm việc cùng với chúng”. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng việc tập thể dục trong thời gian thai nghén. Để có một thai kỳ thực sự khỏe mạnh, hãy làm quen với việc tập thể dục trong giai đoạn thai nghén với các ý tưởng mới lạ, thú vị bạn nhé.
Đây là điệu múa truyền thống vùng Trung Đông. Điệu múa này giúp chuẩn bị tốt về mặt tinh thần và sức khỏe cho người phụ nữ đang trong thời kì mang thai. Điệu múa này chủ yếu là phương pháp di chuyển nhẹ nhàng chiếc bụng, giúp cho các cơ bụng săn chắc, và kích thích em bé trong bụng bạn di chuyển thường xuyên hơn. Đương nhiên càng hoạt động nhiều, em bé của bạn càng khỏe mạnh.
Đừng xấu hổ nếu cơ thể của bạn không được hoàn mỹ - hãy thử tập luyện các điệu múa bụng thường xuyên sẽ giúp bạn có được một thân hình thon gọn, giúp bạn di chuyển khéo léo hơn.
Bụng của bạn càng ngày càng to, nếu tập luyện thường xuyên các động tác thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc bơi sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nước sẽ giúp cơ thể của bạn trở thành không trọng lượng.
Do đó khi bạn bơi hoặc ở dưới nước, các cơ, khớp của bạn sẽ giảm bớt được phần nào áp lực bị chèn ép bởi thai nhi. Hãy tưởng tượng, khi bơi lội các nhóm cơ bắp của bạn hoạt động nhiều hơn, hoặc cơ thể bạn trông thật duyên dáng uyển chuyển khi bạn bơi nổi trên mặt nước, thật thú vị phải không?